QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI (2)

HỌC ĐI ĐÔI VỚI HÀNH, HÀNH ĐI ĐÔI VỚI … TỎI

–       Dạo này học hành thế nào cháu?

–       Dạ! Cảm ơn bác. Cháu học vẫn tốt ạ! – Tôi mỉm cười đáp.

–       Được học sinh giỏi không?

–       Dạ! Khá thôi ạ! – Tôi giữ nụ cười trên môi.

–       Mấy phẩy hả cháu?

–       Dạ! Cháu … cháu … khoảng bẩy phẩy ạ!

Tôi nhớ ngày xưa cô, dì, chú, bác nào gặp tôi cũng hỏi câu này. Tôi cứ thắc mắc tại sao không ai hỏi truyện “7 Viên Ngọc Rồng” ra đến tập bao nhiêu, cháu có thích xem phim “Tây Du Ký” không, hay cháu thích chơi game gì nhất. Chắc chắn tôi sẽ tự tin trả lời rất tự tin, rất chân thật. Tôi sợ phải trả lời những câu hỏi liên quan đến kết quả học tập. Tôi sợ ánh mắt của người lớn khi nhìn vào “Sổ Liên Lạc” của tôi. Điểm kém, chậm chạp, nhút nhát, hay quên …- Đó là một số ít chi tiết được ghi trong “Sổ Liên Lạc”. Tôi sợ bị nói: “Thằng này đẹp trai nhưng sao mà ngu thế. Tổng kết 6,6 là gần trung bình chứ khá khiếc gì”.

Tôi kết thúc những năm tháng Tiểu học với cái Bằng Tốt Nghiệp loại Khá trong tay. Niềm tự hào của cha mẹ. Tôi phát hiện ra một điều: Người lớn xung quanh tôi chỉ quan tâm đến kết quả, chứ chẳng ai quan tâm tới việc tôi có thích đi học hay không. Với tôi: đi học là nhiệm vụ bắt buộc. Bởi nếu tôi nghỉ thì bị mắng, không được tiền ăn sáng, không được đi chơi điện tử sau mỗi buổi học. Tôi đến trường cho ba mẹ vui, đồng thời tôi cũng được vui sau mỗi buổi học – tôi thường ghé quán game trước khi về nhà (game 4 nút cổ ơi là cổ ý). Ở lớp thì tôi bị căng thẳng trong những giờ giảng, nhưng ở quán game tôi cười hở mười cái răng qua những trò chơi. Ở lớp thì tôi sợ cô giáo mắng, nhưng ở quán game tôi luôn được ngợi khen (chơi siêu mà lị). Ở lớp thì tôi thất bại, nhưng chơi game tôi chiến thắng. Không người nào ở quán game quan tâm tới chữ viết, tới điểm số, tới hạnh kiểm, tới sự “chậm chạp, nhút nhát” của tôi. Có rất nhiều lý do khiến hồi đó tôi muốn ở quán game hơn bất kỳ nơi nào, nhưng đơn giản nhất đó là: Tôi được chấp nhận con người của mình.

Lên cấp 2, tôi được vào trường Chuyên của Thành Phố, học lớp chuyên Toán đàng hoàng. Niềm tự hào của cha mẹ. Hãnh diện biết bao. Mặc dù tôi được cha mẹ xin vào. Đầu óc tôi chẳng có tí tẹo Toán nào nhưng vẫn được vào lớp “khủng” đó. Tôi lại phát hiện ra một điều: Người lớn xung quanh tôi quan tâm tới tên Trường, tên Lớp tôi học, chứ chẳng ai quan tâm đến lực học thật sự của tôi. Tôi vẫn còn nhớ cái quyển sách Số Học hồi đó. Nó dày như một quyển tiểu thuyết, nặng chịch. Nhìn mà hãi. Tôi nhớ trong lớp tôi có rất nhiều bạn học giỏi, những bạn yêu thích môn Toán, những bạn thi vào lớp bằng đúng năng lực của mình, họ chơi rất thân với nhau. Tôi cũng có vài đứa bạn thân, những đứa không phải thi mà vẫn được vào lớp này. Trong khi các bạn học giỏi cạnh tranh xem ai sẽ nằm trong Top 3 của lớp, thì chúng tôi cũng cạnh tranh để khỏi bị xuống hạng (bị đuổi khỏi trường ý). Cũng may là tôi thường xuyên tranh được vé vớt. Vẫn học trường Chuyên. Vẫn là niềm tự hào của cha mẹ.

Sự thật thì những năm tháng cấp 2 là một chuỗi những ngày nỗi sợ của tôi tăng lên nhiều lần. Tôi phải khoác trên mình “chiếc mặt nạ” suốt 4 năm liền. Tôi không dám nói với ai rằng tôi sợ đến lớp. Tôi sợ học Toán. Tôi sợ khi ai đó phát hiện tôi được xin vào lớp chuyên. (Mặc dù tôi biết rằng cô giáo và các bạn trong lớp đều biết cả). Tôi không dám bỏ “chiếc mặt nạ” đó ra. Tôi bị mất hoàn toàn động lực để học tập. Tôi đến trường cho ba mẹ vui, còn tôi lại tìm niềm vui ở ngoài quán game. Sau này tôi lại nghiệm ra một điều: Tôi thà trở về với chiếc mặt đen thui của mình, còn hơn là mang “chiếc mặt nạ” sáng loáng kia.

Có một nơi mà tôi dần dần trở về với chiếc mặt đen thui nguyên bản, đó là mái trường Cấp 3. Nơi tôi bắt đầu tìm được niềm vui trong học tập, nơi tôi được chấp nhận …

QUYẾT ĐỊNH THAY ĐỔI CUỘC ĐỜI (3)

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Fill out this field
Fill out this field
Please enter a valid email address.
You need to agree with the terms to proceed

Tôi vốn là một học trò nhút nhát, ngại giao tiếp với bạn bè. Những năm học cấp 1 và cấp 2 tôi luôn xếp ở vị trí thấp trong lớp. Tôi luôn tự ti với bản thân mình, ít bạn bè. Những năm tháng cấp 3, tôi có học khá hơn và thi đỗ Đại Học. 5 năm học Đại Học tôi cầm trên tay chiếc bằng Khá của ngành Kỹ Sư Môi Trường Nước. Tôi đi làm ở một công ty Nhà Nước. Năm 2010, tôi nhớ về ước mơ được đứng trên bục giảng của mình. Tôi đặt mục tiêu trở thành Thầy Giáo, đó là một bước ngoặt lớn thay đổi sự nghiệp của tôi. Năm 2014, tôi hoàn thành khóa Nghiệp Vụ Sư Phạm của ĐH Sư Phạm Hà Nội, để chính thức trở thành một Người Thầy truyền cảm hứng.

Menu